#1

Thu Nov 09, 2017 3:41 pm

vnbsport

vnbsport

Khi chơi cầu lông, nếu không cẩn thận và không có sự chuẩn bị từ trước bạn sẽ rất dễ có nguy cơ gặp rất nhiều chấn thương. Một trong số những chấn thương nguy hiểm nhất mà người chơi cầu lông gặp phải đó chính là chấn thương khớp vai. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chấn thương khớp vai trong cầu lông, cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào nhé.
Những điều cần biết về khớp vai
Khớp vai là một khớp rất quan trong trong hệ thống sương khớp của cơ thể nó giúp nâng dỡ cánh tay tạo lực chuyển động cánh tay. Trong cầu lông chấn thương khớp vai khá ít sảy ra nhưng nếu sảy ra khá nguy hiểm với người chơi. Khớp vai có ba xương: xương vai, xương cánh tay và xương đòn; có nhiều cơ quan trọng trong đó đáng chú ý nhất là cơ chóp xoay.
Chấn thương khớp vai thường gặp khi chơi cầu lông
Biểu hiện bạn khi gặp chấn thương  khớp vai là có cảm giác đau, khớp vai lỏng lẻo, giảm sức mạnh của cách tay. Nặng hơn có thể bị sưng, nhìn thấy một vùng đỏ trên khớp vai, sờ da thấy ấm.
- Bursitis (Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi hoạt dịch bị viêm): Đây là các túi giúp bảo vệ chống lại ma sát giữa cơ và xương. Có các dấu hiệu đau khi vận động khớp vai, khớp vai bị sưng, nhìn thấy một vùng đỏ trên khớp vai, sờ da thấy ấm.
- Tendinopathy (Tổn thương các gân cơ ở khớp vai): Có hai loại tổn thương là: viêm gân cơ và xơ rách gân cơ. Trong đó xơ rách gân cơ là chấn thương thường gặp hơn. Dấu hiệu chung của hai bệnh là đau khi cử động, khớp có vẻ lỏng lẻo và giảm sức mạnh.
- Rotator Cuff Injury (Chấn thương gân cơ chóp xoay): Đây là một trong chấn thương hay gặp và rất nguy hiểm. Nó có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp của một vận động viên cầu lông chuyên nghiệp. Dấu hiệu để nhận biết chấn thương gân cơ chóp xoay: Đau cả khi nghỉ ngơi, nhất là khi nằm nghiêng đè lên vai bị chấn thương. Đau tăng lên khi mang vật nặng, nhấc tay lên, hạ tay xuống hay di chuyển tay. Bệnh nhân thấy khớp vai có vẻ yếu, không mang xách được vật nặng. Để xác định được chấn thường thì cần những chẩn đoán xác định bác sĩ.
Xem thêm: Chấn thương khớp cổ tay trong cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh.
Chấn thương khớp vai trong cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh Chan-thuong-khop-co-tay-trong-cau-long
Nguyên nhân chấn thương khớp vai
Chấn thương khớp vai thương do 2 nguyên nhân chính.
Thoái hóa khớp: Thường gặp ở những người có tuổi, vì vai là vùng được cơ thể cung cấp rất ít máu. Các gân tại khớp xoay nhận được rất ít oxy và dinh dưỡng từ lượng máu.
Chịu lực quá mức: Xảy ra khi nâng vật nặng, sai động tác kỹ thuật khi đánh cầu hoặc động tác đánh cầu không đúng tư thế.
Xử lý khi bị chấn thương
Đối với những chấn thương nhẹ thì bạn cần nghỉ ngơi, chườm đá và cố định. Xử lý các sớm càng tốt trong vòng 48-72h.
– Xoa bóp: Là một trong những cách tốt nhất để kích thích lưu thông máu, đồng thời giúp giảm bớt sẹo mô (scar tissue) tại các phần cơ, gân bị trật/ rách.
– Vận động nhẹ nhàng: Không nên vận động mạnh mà hãy vận động 1 cách nhẹ nhàng khiến máu được lưu thông tốt hơn.
Các phòng chống đơn giản:
– Khởi động nhiều trước khi tập luyện hoặc thi đấu.
– Tránh thực hiện thường xuyên hay liên tục những động tác quá sức của mình, tạo áp lực quá lớn lên khớp vai.
– Mang các dụng cụ hỗ trợ vai.
– Thực hiện một số động tác chuyên biệt:
+ Đứng thẳng người, đưa hai tay ra phía sau lưng, hai bàn tay đan vào nhau. Giữ thẳng tay, sau đó từ từ nâng lên phía trên và duy trì khoảng 15-20 giây. Lặp lại động tác từ 3 – 4 lần.
+ Sử dụng một cây gậy nhỏ, đặt phía sau khuỷa tay, tay còn lại rút gậy lên. Thời gian lặp lại các động tác như ở trên. Tuy nhiên, bạn cần khởi động nhẹ và tập giãn cơ trước khi tập bài này vì đòi hỏi sự vặn xoắn lớn với cơ và gân.
Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.
 

Quyền hạn của bạn tại chủ đề này

   
You cannot reply to topics in this forum

RaoVat Ads

được tài trợ

Vừa cập nhật